Chó Poodle là giống chó được nhiều người yêu mến và chăm nuôi. Tuy nhiên không được như nhiều giống chó khác Poodle có cơ thể yếu ớt và rất hay mắc bệnh. Hãy cùng tìm hiểu các bệnh thường gặp ở chó Poodle và cách chăm sóc thú cưng đúng cách qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Các bệnh thường gặp ở chó Poodle
Các bệnh thường gặp ở chó Poodle và cách chữa bệnh

Bệnh Addison – Một trong các bệnh thường gặp ở chó Poodle

Addison là một trong các bệnh thường gặp ở chó Poodle. Bệnh này còn còn được gọi là bệnh suy giáp. Trên cơ thể của Poodle, tuyến thượng thận là nơi sản sinh ra Mineralocorticoid và Glucocorticoid. Hai hoocmon này có vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng nước, duy trì khoáng chất, ổn định huyết áp và thể tích máu cho sự sống và phát triển của Poodle.

Dấu hiệu Poodle bị bệnh Addison

Khi cơ thể của Poodle thiếu Mineralocorticoid và Glucocorticoid sẽ gây ra bệnh suy giáp. Khi mắc bệnh này, thú cưng của bạn sẽ có những dấu hiệu như: biếng ăn, ăn không ngon miệng, rụng lông, nôn mửa, nặng hơn là rơi vào tình trạng hôn mê.

Những dấu hiệu của bệnh Addison khá giống với các bệnh ốm vặt thông thường khác, do đó nhiều người hay nhầm lẫn và chủ quan. Chỉ đến khi bệnh của Poodle nặng hơn, mới phát hiện và đưa đi điều trị, nhiều khi đã là quá muộn.

Các bệnh thường gặp ở chó Poodle
Tìm hiểu Các bệnh thường gặp ở chó Poodle và cách điều trị cụ thể

Nếu để Poodle sẽ rơi vào tình trạng suy giáp quá lâu chúng sẽ có các biểu hiện căng thẳng. Trong nhiều trường hợp Poodle nồng độ kali trong cơ thể chúng tăng cao, ảnh hưởng đến chức năng của tim, gây sốc và dẫn đến tử vong. Do đó, khi thú cưng của bạn có các triệu chứng nếu trên, đường tự đoán bệnh, đừng tự điều trị.

Cách trị bệnh

Hãy mang Poodle của bạn đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm. Đó là cách nhanh nhất, chính xác nhất để biết bệnh và kịp thời điều trị khi chó Poodle bị bệnh này.

Việc điều trị bệnh suy giáp ở Poodle sẽ tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ mang bệnh của chúng. Trường hợp cơ thể Poodle tiết dịch ít sẽ được truyền dịch tĩnh mạch để thay thế những dịch thiếu hụt. Trường hợp nặng hơn sẽ truyền dịch để thay thế toàn bộ lượng hoocmon đã thiếu. Lưu ý, nếu Poodle mắc bệnh suy giáp, việc truyền tiêm này sẽ diễn ra suốt phần đời còn lại của chúng.

Dãn dạ dày – Volvulus

Dấu hiệu Poodle bị bệnh dãn dạ dày

Bệnh giãn dạ dày – Volvulus hay còn được gọi với tên gọi dễ hiểu hơn là bệnh đầy hơi. Đây là một trong các bệnh thường gặp ở chó Poodle và cũng là bệnh lý thường gặp ở những loài chó. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là: bụng phình to, tiết nước bọt nhiều, ợ khan và không nôn được.

bệnh dãn dạ dày ở chó poodle
Bệnh dãn dạ dày là một trong các bệnh thường gặp ở chó Poodle

Sau khi vận động Poodle có thói quen là ăn nhiều, ăn nhanh và uống nhiều nước. Điều này càng làm gia tăng nguy cơ bị bệnh giãn dạ dày bởi khi đó dạ dày của chúng bị căng khí, dẫn đến tình trạng vặn xoắn.

Khi mắc bệnh giãn dạ dày Volvulus, Poodle sẽ không thể ợ hoặc nôn, do đó không loại bỏ được không khí dư thừa ra khỏi dạ dày. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bơm máu qua tim khiến huyết áp giảm đột ngột. Nếu để tình trạng này diễn ra mà không cứu chữa kịp thời thì Poodle có thể bị tử vong.

>> Nếu bạn thấy chó kén ăn thì hãy tham khảo bài viết chó Poodle kén ăn phải làm sao nhé!

Cách điều trị

Cách trị bệnh tốt nhất là nên kịp thời đưa Poodle đến các cơ sở khám chữa bệnh thú y. Tại đây các bác sĩ sẽ chẩn đoán, xét nghiệm bệnh và có các phác đồ điều trị hợp lý. Không nên tự ý mua thuốc chống đầy hơi, khó tiêu cho Poodle uống bởi nếu không đúng thuốc hoặc liều lượng sẽ khiến bệnh ngày càng tăng nặng hơn.

Bệnh Cushing’s (Hyperadrenocorticism)

Dấu hiệu Poodle bị bệnh Cushing’s

Bệnh Cushing’s (Hyperadrenocorticism) xảy ra khi cơ thể Poodle sản xuất quá nhiều cortisol. Nếu sản xuất đủ, hormone này sẽ có tác dụng giúp duy trì cân bằng, hỗ trợ Poodle giảm căng thẳng, đảm bảo cân bằng sức khỏe. Tuy nhiên dư thừa cortiso sẽ gây bệnh, dẫn đến tính trạng Poodle uống nhiều nước, tần suất đi tiểu tăng đột biến, gây nguy hại cho sức khỏe.

Các điều trị

Khi thú cưng của bạn có triệu chứng này, hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bệnh Cushing’s (Hyperadrenocorticism) có nhiều phương pháp điều trị, hai phương pháp chính hiện nay gồm phẫu thuật và uống thuốc.

Bệnh động kinh

Dấu hiệu Poodle bị bệnh

Các bệnh thường gặp ở chó Poodle có bệnh động kinh. Triệu chứng động kinh rõ nhất là co giật mạnh, ngoài ra còn có các biểu hiện khác như bước đi loạng choạng hay chạy điên cuồng. Bệnh động kinh ở thú cưng thường do di truyền, nhiều trường hợp chấn động mạnh do gặp tác động từ các tác nhân bên ngoài.

Cách điều trị

Đối với căn bệnh này Poodle trông sẽ rất đáng thương và chủ nhân của chúng chắc chắn rất sót. Họ thường tìm đủ mọi cách để giải quyết vấn đề này cho Poodle. Tuy nhiên, cách nhanh nhất và tốt nhất là đưa chúng đến khám tại các phòng khám thú cưng. Tại đây, bác sĩ thú y sẽ chẩn đoán, thực hiện các xét nghiệm để tìm ra cách trị liệu tốt nhất.

Đối với bệnh động kinh, việc điều trị phức tạp và cần thực hiện liên tục trong thời gian dài. Do đó chủ nhân của Poodle cần có sự kiên nhẫn, xác định rõ lộ trình để cùng thú cưng của mình vượt bệnh một cách tốt nhất.

Chứng loạn sản xương hông

Dấu hiệu Poodle bị bệnh

Thông thường, xương hông của Poodle sẽ hoàn thiện theo sự trưởng thành của cơ thể và độ tuổi. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khung xương hông ở Poodle phát triển kém hơn. Cũng có những trường hợp dây chằng lỏng lẻo làm khớp xương đùi sẽ trượt khỏi khung xương hông. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến chứng loạn sản.

bệnh loạn giãn xương hông
Bệnh loạn giãn xương hông cũng là một trong các bệnh thường gặp ở chó Poodle hay thấy

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác gây chứng loạn xương hông, cụ thể:

  • Thừa cân.
  • Vận động nặng kéo dài trước khi trưởng thành,.
  • Tốc độ tăng trưởng nhanh.
  • Chế độ ăn nhiều calo hoặc các chất bổ sung.

Loạn sản xương hông là một trong các bệnh thường gặp ở chó Poodle. Đây là dòng bệnh do di truyền. Các yếu tố môi trường không trực tiếp gây nên bệnh nhưng đôi khi cũng sẽ gây tác động lớn đối với sự tiến triển của bệnh. Nếu không kịp thời điều trị chứng loạn sản xương hông này, các khớp của Poodle sẽ ngày càng thoái hóa. Việc thoái hóa có thể dẫn đến những đau đớn, thậm chí có thể khiến thú cưng của bạn trở lên què quặt.

Cách điều trị

Khi Poodle có chứng loạn sản này, bạn cần bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho chúng. Cho thú cưng của mình sử dụng thuốc và phẫu thuật khi cần thiết. Lưu ý, mọi chế độ dinh dưỡng, thuốc hay phẫu thuật đều phải có chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

>> Bổ sung canxi cho chó Poodle đúng cách để chó không bị loạn sản xương hông

Suy giáp

Dấu hiệu Poodle bị bệnh

Tuyến giáp là khu vực quan trọng đối với cơ thể động vật. Đây là tuyến sản sinh ra các hormone cần thiết như T3 (Lyothyronine), T4 (Levothyronine). Các hormone này có tác dụng hỗ trợ quá trình làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, hỗ trợ hiệu quả quá trình tổng hợp protein. Từ đó giúp điều hòa sự tăng trưởng cho cơ thể động vật, làm dài xương và gia tăng sự phát triển của hệ thần kinh.

Bệnh suy giáp ở Poodle xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do tuyến giáp hoạt động yếu. Lượng hormone sản sinh bị thiếu hụt, không đủ hỗ trợ cho các hoạt động khác của cơ thể. Bệnh hay gặp nhất ở các chú chó kích thước trung bình và lớn. Những chú chó chưa trưởng thành có tỷ lệ mắc bệnh suy giáp thấp hơn.

Khi Poodle mắc bệnh suy giáp sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, gây ra nhiều biến chứng và nhiều bệnh khác như: động kinh, rụng lông, béo phì, viêm da. Nếu bệnh nặng có thể khiến thú cưng của bạn hôn mê sâu, thậm chí dẫn đến tử vong.

Cách điều trị

Cách trị bệnh tốt nhất là đưa Poodle đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở chăm sóc y tế cho thú cưng. Tại đây các bác sĩ thú y bổ sung hormone cần thiết như T3 (Lyothyronine), T4 (Levothyronine). Ngoài ra bạn cần lưu ý chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để Poodle có sức khỏe tốt nhất, hạn chế bệnh tật.

Bệnh Legg-Perthes (Dẹt chỏm xương đùi)

Dấu hiệu Poodle bị bệnh

Trong các bệnh thường gặp ở chó Poodle bệnh Legg-Perthes (dẹt chỏm xương đùi) là một căn bệnh khá phổ biến. Khi Poodle mắc bệnh này lượng máu cơ thể cung cấp cho đầu xương đùi (xương chân sau lớn) sẽ giảm. Hiện tượng rệu rã của đầu xương đùi nối với xương chậu bắt đầu xuất hiện.

Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh Legg-Perthes ở chó Poodle là:

  • Tình trạng khập khiễng và teo cơ chân.
  • Tình trạng Poodle mệt mỏi, ngại đi lại, ngại di chuyển.
  • Tình trạng Poodle chán ăn, bỏ ăn, thích nằm yên một chỗ.

Cách điều trị

Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của Poodle mà có những cách thức điều trị bệnh khác nhau. Thông thường Legg-Perthes (Dẹt chỏm xương đùi) sẽ được khắc phục bằng phẫu thuật. Việc cắt bỏ xương đùi bị bệnh không tác động vào xương chậu, đảm bảo an toàn tốt nhất cho Poodle. Trong trường hợp bệnh nặng, có thể điều trị bằng cách gắn các mô sẹo, tạo ra khớp giả cho thú cưng.

Bệnh Patellar Luxation (Trật khớp gối)

Dấu hiệu Poodle bị bệnh

Bệnh Patellar Luxation hay còn được gọi là bệnh trật khớp gối – một trong các bệnh thường gặp ở chó Poodle. Tình trạng bệnh rõ rệt nhất khi khớp gối (thường là ở chân sau) bị trượt ra ngoài vị trí tự nhiên vốn có của nó. Việc trượt qua lại này sẽ gây ra những đau đớn cho Poodle, khiến cho thú cưng của bạn gặp khó khăn khi di chuyển.

Cách điều trị

Bệnh trật khớp gối tưởng chừng khá đơn giản nhưng nếu không được trị liệu kịp thời Poodle của bạn có thể có những biến chứng rất nguy hiểm. Để lâu ngày có thể làm tê liệt hoặc què quặt chân sau. Cách tốt nhất là khi có biểu hiện bệnh, hãy đưa thú cưng của bạn đến thăm khám bác sí thú y để có những tác động và phác đồ điều trị kịp thời.

Lưu ý khi Poodle mắc bệnh Patellar Luxation (Trật khớp gối), hãy hạn chế cho chúng đi lại, hạn chế những vận động mạnh. Hãy bổ sung thêm các phần ăn có nhiều canxi, bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ xương Poodle được chắc khỏe.

Bệnh teo võng mạc tiến triển (PRA)

PRA là một nhóm các bệnh về thị giác, bệnh này rất hay gặp ở chó Poodle. Thời gian đầu, chó cưng của bạn sẽ có các dấu hiệu như: quáng gà, khó nhìn hay mất thị lực vào ban đêm. Nếu để bệnh trở nặng hơn, chó sẽ mất dần thị lực cả vào ban ngày. Tuy vẫn có thể nhìn được nhưng sức khỏe của thú cưng của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh PRA, Poodle còn có thể mắc bệnh suy nhược thần kinh thị giác. Nếu để suy nhược quá lâu, đồng tử của Poodle sẽ bị ảnh hưởng, là nguyên nhân gây mù.

Viêm tuyến bã nhờn (SA) – Một trong các bệnh về da ở chó Poodle

Dấu hiệu Poodle bị bệnh

Trong các bệnh thường gặp ở chó Poodle, viêm tuyến bã nhờn là một bệnh thường gặp ở Poodle. Căn bệnh này bắt gặp nhiều nhất ở những chú chó Poodle từ 1 đến 5 tuổi. Tình trạng di truyền của bệnh này là rất cao.

Các dấu hiệu nhận biết ban đầu:

  • Khô da, da có vảy.
  • Tình trạng rụng lông trên đỉnh đầu, cổ và lưng.
  • Da dày hơn và có mùi khó chịu.

Cách điều trị

Khi một chú Poodle bị viêm tuyến bã nhờn, nếu không điều trị kịp thời lông của chúng có thẻ bị triệt tiêu. Ngoài ra, bệnh còn gây ra những vấn đề khó chịu cho cuộc sống và sinh hoạt của Poodle. Chúng sẽ có những cảm giác khó chịu, tính cách thay đổi thất thường. Nếu phát hiện chó cưng bị bệnh, hãy đưa chúng đến bác sĩ để chẩn đoán và làm các xét nghiệm cần thiết để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Bệnh Von Willebrand (Rối loạn đông máu)

Dấu hiệu Poodle bị bệnh

Bệnh Von Willebrand (Rối loạn đông máu) có biểu hiện rất dễ nhận biết:

  • Máu chảy quá nhiều.
  • Không cầm được máu sau khi bị chấn thương hoặc phẫu thuật.
  • Thường xuyên chảy máu cam, chảy máu nướu.
  • Chảy máu ở dạ dày hoặc ruột.

Nếu thú cưng của bạn mắc bệnh rối loạn đông máu việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn. Trên thực tế, khoa học chưa tìm ra phương thức chữa trị đặc hiệu cho bệnh này. Biện pháp điều trị tốt nhất là truyền máu từ những con chó khỏe mạnh sang cho Poodle bị bệnh. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp ban đầu, không phải giải pháp điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Đây là một trong các bệnh thường gặp ở chó Poodle thuộc loại nguy hiểm nhất.

Cách điều trị

Để tránh các bệnh trên đây, bạn nên tiêm phòng cho chó Poodle thường xuyên là đúng thuốc để Poodle nhà bạn tránh được nhiều bệnh bạn nhé!

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về Poodle, các bệnh thường gặp ở chó Poodle và cách trị bệnh hiệu quả. Bài viết hy vọng đã mang đến cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp bạn có cách chăm sóc và bảo vệ thú cưng an toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Support Online(24/7) 0937630689

Thử vận may
VÒNG QUAY MAY MẮN!
  • Hãy thử vận may của bạn để nhận được phiếu giảm giá
  • 1 vòng quay mỗi email
  • Không gian lận
Thử Vận May
Không bao giờ
Nhắc lại sau
Không, cám ơn