Chó

Hướng dẫn cách chăm sóc chó đẻ từ mẹ đến con

Sau khi trải qua quá trình sinh nở đau đớn, chó mẹ cần rất nhiều sự quan tâm và chăm sóc của chủ nhân. Vì sự chăm sóc chu đáo và đầy đủ giúp cho chó mẹ và chó con có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện. Bài viết sau đây chia sẻ cho các bạn cách chăm sóc chó đẻ cũng như các mẹo giúp các chó con mau lớn nhé.

Bạn nên nắm cách chăm sóc chó đẻ để có thể chăm các pet của mình

Một số điều cần biết trước khi chó đẻ

Trước khi cho cún cưng của bạn mang thai, bạn cần tìm hiểu những thông tin trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, việc chuẩn bị kỹ cho chó của bạn cũng là vấn đề hết sức quan trọng để lứa con sinh ra được khỏe mạnh. Những thông tin cơ bản mà bạn cần tìm hiểu như: giao phối, nhận biết chó mang thai, mốc thời gian.

Lưu ý trong quá trình phối giống

Trong quá trình phối giống, bạn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó cưng của bạn. Việc chăm sóc dinh dưỡng còn góp phần làm ổn định chu kỳ, giúp cho việc phối giống diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, đó cũng là bước chuẩn bị quan trọng cho việc mang thai của chú chó.

Nên chọn những con chó đực để phối có sức khỏe tốt, thông minh, nguồn gốc rõ ràng. Có như vậy, lứa con sinh ra cũng hạn chế được bệnh tật hay dị tật không mong muốn.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý tới các biểu hiện khi động dục của chúng. Với một chú chó tới mùa động dục thì có sự thay đổi cơ thể như âm hộ hơi sưng, chảy máu âm hộ. Tuy nhiên, một số chú chó có những giai đoạn động dục rất lạ. Chúng có thể không có dấu hiệu gì trong giai đoạn này.Cho nên, bạn cần quan tâm chúng nhiều hơn để có chế độ chăm sóc hợp lý.

Cách nhận biết chó có thai

Làm sao để nhận biết thú cưng của mình mang thai là câu hỏi được nhiều chủ nhân đặc biệt quan tâm. Vì nếu không biết chó mang thai thì chủ sẽ không thể xây dựng chế độ chăm sóc tốt hơn dành cho chó bầu.

Dựa vào các yếu tố bên ngoài để biết chó bạn có thai hay không

Việc nhận biết chó mang thai cũng khá đơn giản. Vì khi chó mang thai, cơ thể và hành vi của chúng có sự thay đổi rõ rệt:

Thay đổi cơ thể:

  • Núm vú của chúng hồng hào, căng phồng hơn ngày bình thường.
  • Tuần thứ 4 đến tuần thứ 5 của thai kỳ, eo của chó bắt đầu phình to ra, bụng tròn đấy hơn.

Thay đổi hành vi:

  • Chó mệt mỏi, ngủ nhiều hơn
  • Thay đổi tập tính ăn
  • Chó tìm ổ đẻ
  • Chó có biểu hiện khó tính: hay cắn lung tung, nổi cáu vô cớ.

Ngoài ra, để chắc chắn rằng chó mang thai, hãy mang chúng đi kiểm tra ở các bệnh viện thú y. Điều này sẽ làm giảm rủi ro khi mang thai cũng như khi chó đẻ.

Một số mốc thời gian khi chó mang thai

Tùy vào chủng loại, nòi giống và tình trạng sức khỏe mà chu kỳ sinh sản của chó sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, thời gian mang bầu và đẻ của các bé gần như là giống nhau. Nếu tính mốc thời gian bắt đầu từ khi thời gian bào thai xuất hiện đến lúc hình thành ổ tử cung là trong khoảng 58 đến 68 ngày. Tức là trung bình khoảng 2 tháng các bé chó cái sẽ có hiện tượng sinh đẻ.

Chó thường đẻ mỗi năm một lứa. Với một số loại chó nghỉ ngơi ngắn hơn thì có thể là mỗi năm hai lứa nếu được chăm sóc tốt. Các lứa chó đẻ thường là cách nhau từ 6 đến 7 tháng trở lên.

Cách chăm sóc chó đẻ từ chó mẹ đến chó con

Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với một chú chó tới ngày sinh đẻ. Vì cũng giống như con người, quá trình sinh đẻ của chó cũng có thể gặp những biến chứng, nguy hiểm mà khó lường trước được. Cho nên, thời gian này lúc chó cưng rất cần sự quan tâm đặc biệt của chủ nhân.

Cách chăm sóc chó mẹ đẻ ngay trước khi sinh

Chăm chó mẹ trước sinh để khi sinh con chó luôn khỏe manhj

Thức ăn

Bạn cần chuẩn bị cho chúng một bữa ăn thật là “thịnh soạn”. Với bữa ăn như vậy, chú chó sẽ có nhiều năng lượng cho quá trình sinh đẻ của mình, tránh kiệt sức. Tuy nhiên, trước ngày đẻ khoảng một ngày, chó có thể sẽ bỏ ăn. Nếu như chó vẫn đang ăn bình thường nhưng lại bất ngờ bỏ. Đây sẽ là một dấu hiệu của chú chó sắp đẻ. Bạn cũng không nên quá lo lắng nhé.

Ổ đẻ

Bạn cần chuẩn bị một ổ đẻ mang lại cảm giác yên tâm cho chó mẹ. Tổ cần làm thật sự ấm áp và sạch sẽ, giúp hạn chế những bệnh nhiễm khuẩn do ổ gây nên. Bạn có thể dùng giấy cạc tông, chăn hoặc nệm để làm ổ cho chúng. Việc kiểm tra thường xuyên cũng nên được quan tâm.

Động viên tinh thần

Nghe thì có thể vô lý nhưng nếu chú chó của bạn nhận được sự động viên sẽ giúp chú chó của bạn ổn định được tinh thần. Bạn chỉ cần làm những việc đơn giản như nói những câu nói cổ vũ hoặc vuốt ve chúng. Mặt khác, nếu bạn cảm thấy chú chó của mình có dấu hiệu sinh khó hoặc chúng không thể đẻ tại nhà thì hãy đưa chúng tới bác sĩ thú y nhé.

Bên cạnh đó, câu hỏi chó vỡ ối bao lâu thì đẻ là một câu hỏi khó trả lời. Việc vỡ ối chưa chắc đã là dấu hiệu chó đẻ. Một số trường hợp vỡ ối mà không đẻ sẽ làm chó cần được cấp cứu. Nhưng cũng có thể là trường hợp mang thai giả ở chó.

Chó đẻ, làm sao đỡ đẻ?

Hầu hết, khi chó đến lúc “lâm bồn”, bản năng làm mẹ của chúng sẽ tiếp quản mọi việc và bạn hầu như không phải can thiệp vào. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ những thông tin sau để hỗ trợ chú chó của bạn khi chúng gặp khó khăn nhé.

Bạn cần đỡ đẻ cho chó để bảo vệ chó con và kiểm tra chó mẹ khi đẻ

Khi sắp sinh, chó có thể thở hổn hển, rên rỉ, đi quanh quẩn như thể đang khó chịu, hoặc lẩn trốn. Chó cũng có thể bỏ ăn và bỏ uống, nhưng chắc rằng bạn cung cấp nước đầy đủ cho nó.

Nếu nhận thấy cơn co thắt và dự cảm rằng chó sắp sinh, bạn hãy dẫn chó vào khu vực ổ và giám sát nó từ xa. Nhiều chú chó sẽ sinh con vào ban đêm để có được sự yên tĩnh tuyệt đối. Bạn không cần phải can thiệp, nhưng nên bắt đầu để ý đến thời gian của những cơn co thắt và sự ra đời của cún con.

Lưu ý đến mỗi đợt sinh : Thông thường, một chú cún con sẽ ra đời cách nhau 30 phút hoặc hơn sau khoảng 10 đến 30 phút co thắt dữ dội. Bạn hãy gọi cho bác sỹ nếu không có chú cún nào xuất hiện trong vòng 30-60 phút diễn ra các co thắt mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên liên lạc với bác sỹ nếu như đã hơn bốn giờ kể từ lần cuối chó mẹ cho ra đời một chó con và bạn biết vẫn còn chó con chưa ra được.

Giám sát từng chú cún ra đời

Khi chó mẹ hạ sinh, chó con sẽ nằm trong một bọc ối; chó mẹ sẽ xé bọc nước ra, nhai dây rốn rồi liếm cún con. Tốt nhất là chúng ta nên để chó mẹ tự thực hiện thiên chức của mình mà không nhúng tay vào. Vì đây là một phần trong trải nghiệm gắn bó giữa chó mẹ và chó con.

Tuy nhiên, bạn cần quan sát xem khoảng từ 2-4 phút, chó mẹ có thực hiện việc đó hay không. Nếu khôn, bạn hay nhẹ nhàng mở bọc ối bằng tay sạch. Sau đó, làm sạch chất dịch khỏi mũi và miệng chó con. Cuối cùng, bạn nên xoa mạnh chú chó một cách từ tốn để kích thích hô hấp.

Lưu ý trong quá trình chó đẻ và sau khi chó đẻ

Trong quá trình chó đẻ, bạn nên kiểm tra xem thân nhiệt của chó con ấm áp hay không. Chó con tử vong khi sinh cũng là hiện tượng dễ thấy. Nếu bạn thấy một chú chó con mới sinh nhưng không thở, cố gắng làm sạch miệng của nó và kích thích bằng cách xoa người xem liệu chú chó có thở hay không.

Chó con nên được bú đầu ngay sau khi sinh. Đa phần chó con chết yểu vì không được bú mẹ. Vậy nên sau khi vệ sinh và cắt rốn cần đưa chúng tới chỗ mẹ ngay.

Cách chăm sóc chó mẹ và chó con sau sinh

Cũng giống như con người, sau khi sinh, chú chó trở nên yếu ớt vì kiệt sức. Chính vì vậy, chăm sóc chó mẹ sau sinh là điều bạn cần lưu tâm.  Bạn nên quan tâm chúng nhiều hơn để chúng hồi phục lại máu huyết, thể lực cũng như có nhiều sữa cho con bú.

Biết cách chăm sóc chó mẹ và chó con sau sinh sẽ giúp cả 2 luôn khỏe mạnh

Đối với chó mẹ sau khi đẻ

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Ngay sau khi sinh, nhu cầu cũng như khả năng tiêu thụ lượng thức ăn có thể thấp. Do chó mẹ vẫn còn rất mệt và nó ưu tiên cho việc ngủ nghỉ. Cho nên, bạn không cần phải quá vội vàng mà cho chúng ăn nhiều sau khi sinh. Bạn nên tăng dần lượng thức ăn theo nhu cầu của chúng.

Câu hỏi “chó đẻ ăn gì để có nhiều sữa” cũng rất được nhiều bạn quan tâm. Để chú chó có nhiều sữa cho con bú bạn nên bổ sung những thành phần sau đây:

Chất đạm

Chất đạm có trong trứng gà, các loại thịt đỏ như thịt gà, thịt vịt, thịt bò, thịt lợn,… cùng với gan lợn.

Chất béo

Chất béo rất tốt cho sự phát triển của chó con, chính vì thế mà chó mẹ cần được bổ sung hàm lượng chất béo cao hơn mức bình thường (khoảng 15% khẩu phần ăn). Những loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo như mỡ cá, trứng gà, phô mai,…

Tinh bột

Nếu bạn đang thắc mắc chó đẻ ăn gì để có nhiều sữa thì không thể bỏ qua tinh bột. Bổ sung tinh bột bằng cách tăng lượng cơm, cháo, bún.

Dù cho chó ăn tinh bột nhưng cũng hạn chế

Tuy nhiên, cần phải điều chỉnh lượng tinh bột ở mức vừa phải (không quá nhiều cũng không quá ít), nếu ăn quá nhiều chó mẹ có thể bị béo phì.

Canxi

Canxi là thành phần thiết yếu để giúp chó con cứng cáp, phát triển khung xương dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Đặc biệt, sau khi sinh nếu chó mẹ bị thiếu canxi có thể dẫn đến các bệnh do thiếu canxi ở chó mèo.

Hàm lượng canxi cho chó mẹ qua các thực phẩm như trứng, phô mai, cải xoăn, các loại rau có lá xanh thẫm.

Nước

Nước rất cần thiết đối với cơ thể của chó mẹ sau khi sinh. Nước không những kích thích việc tạo sữa mà còn bổ sung điện giải cho chó. Người nuôi có thể cho chó uống thêm nước, sữa hoặc nước hầm xương, nước luộc rau củ,…

Sữa cho chó mẹ

Ngoài thực phẩm thường ngày thì sữa cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào dành cho chó mẹ.

Việc này không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện được chất lượng sữa cho con bú.

Bạn có thể tham khảo một số như PetLac, Esbilac, Royal Canin…. Những dòng sữa này chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng như protein, chất béo và khoáng chất.. rất cần thiết cho chó mẹ.

Trong trường hợp chó mẹ không chịu ăn thì bạn cũng đừng nên gây áp lực mà ép chúng ăn nhé. Bạn có thể dụ chúng những món ăn mà chúng yêu thích hoặc có mùi hương hấp dẫn.

Lưu ý về vệ sinh cơ thế

Nên vệ sinh cơ thể chó sau sinh 3 tuần để tránh bị ghẻ lở
  • Chó có khả năng liếm để làm sạch cơ thể của mình cũng như các chú cún con. Tuy nhiên bạn cũng cần hỗ trợ chúng để hạn chế những bệnh nhiễm khuẩn nhé.
  • Tiến hành cắt tỉa lông cho chó mẹ để các tuyến sữa có thể giữ sạch.
  • Thường xuyên kiểm tra tuyến vú của chó mẹ hàng ngày để xem chó có bị bệnh viêm vú hay không. Nếu phát hiện thấy tuyến vú đổi màu đỏ, cứng, nóng hoặc đau thì cần cho chó thăm khám tại cơ sở thú y gần nhất.
  • Bạn không tắm cho chó mẹ ngay sau khi sinh.  Vì lúc này cơ thể chó mẹ còn yếu, dễ bị nhiễm bệnh. Bạn nên chờ vài tuần rồi tắm cho chó mẹ. Bạn có thể tắm cho chúng bằng những loại dầu tắm nhẹ dịu dành riêng cho chó. Nhớ xả sạch nước để chó con khỏi tiếp xúc với dư lượng xà phòng còn sót lại khi chúng bú sữa mẹ

Lưu ý về chổ ở cho chó đẻ

Sau khi sinh, chó mẹ và chó con đều có sức đề kháng khá kém. Đây là cơ hội để các vi khuẩn, vi rút xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Cho nên, ngoài chế độ dinh dưỡng tốt, bạn cũng cần lưu ý tới nơi ở của chúng.

Giữ vệ sinh sạch sẽ tổ ấm này là rất quan trọng. Việc giữ tổ sạch sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe đàn chó của bạn. Trong quá trình sinh nở, dịch và máu xuất hiện ở những tấm lót ổ của chúng. Bạn nên thay thế những tấm lót ổ mới để đảm bảo nơi ở của chúng được sạch sẽ, tránh những con ve chó, châý rận. Và đặc biệt là phòng tránh bệnh Care – một căn bệnh nguy hiểm của chó.

Đối với chó con sau khi đẻ

Việc chăm sóc chó con mới đẻ, chó con mới sinh là việc hết sức quan trọng. Vì khi chó con mới ra đời, cơ thể của chúng còn rất yếu ớt và cần rất nhiều sự chăm sóc đặc biệt. Nội dung sau đây xin chia sẻ tới bạn những cách nuôi và chăm sóc chó con mới đẻ nhé.

Theo dõi đàn chó con còn bú mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho đàn chó con, đặc biệt là dòng sữa đầu. Đây là dòng sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng cũng như giảm nguy cơ chết yểu cho chó con. Cho nên, bạn nên quan sát để hỗ trợ những chú chó con bú được dòng sữa này nhé.

Theo dõi chó con khi bú để tránh chó giành vú chó mẹ dẫn tới con mập con ốm không đều nhau

Khi chó con mới sinh chưa mở mắt cũng như chưa thể đi nên việc tìm tới bầu sữa của mẹ cũng khá khó khăn. Chúng phải dọ dẫm xung quanh bằng khướu giác của mình để đi tới bầu sữa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên can thiệp chuyện này. Vì việc để chúng tự tìm tới để bú sữa giúp bạn quan sát được khả năng cảm nhận của chúng nhé.

Nếu bạn cảm thấy chúng khá khó khăn trong việc này thì có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Bế chó con lên và đặt miệng chúng đúng vào núm vú của chó mẹ.
  • Vắt vài giọt sữa từ đầu vú của chó mẹ rồi để chó con ngửi thấy mùi sữa. Sau đó, chúng sẽ tự động tìm đúng đến núm vú để bú sữa.
  • Trong quá trình cho chó con bú sữa mẹ, nếu bạn phát hiện có bất kỳ chú chó nào không bú sữa thì hãy đưa tới bác sĩ thú y để kiểm tra nhé.

Bên cạnh đó, nếu chó mẹ quá yếu và chưa có sữa cho chó con bú thì có thể thay bằng sữa ngoài. Bạn có thể dùng những loại sữa dành cho chó như sữa bột Bio Milk, sữa PetLac hay sữa EsbiLac.

Điều chỉnh nhiệt độ ổ đẻ

Nhiệt độ khu vực ổ đẻ phù hợp cho chó con là khoảng 26 – 270C và độ ẩm dưới 80%. Để tiện theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, hãy lắp đặt thêm cả nhiệt kế kiểm tra.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra thân nhiệt của chó con bằng cách quan sát và cảm giác. Nếu nhiệt độ thích hợp, chó con sẽ nằm tản đều, ngủ tốt. Nếu ổ đẻ quá nóng, chúng bò phân tán đi khắp nơi, cựa quậy nhiều, ngủ không yên giấc, tai và lưỡi của chúng đều ửng đỏ. Lúc này bạn chỉ cần lớp một lớp lót mỏng ở ổ đẻ để chó con nằm thoải mái.

Còn nếu ổ quá lạnh, chó con sẽ co ro và quấn vào nhau, khi sờ vào thân chúng sẽ có cảm giác mát tay. Bạn nên bổ sung thêm miếng lót ổ hoặc dùng đèn sưởi, máy điều hòa để giúp chúng ngủ ngon nhé.

Vệ sinh cơ thể

Sau khi sinh, chó con có nhiều máu và dịch bám trên cơ thể. Tuy nhiên, chó mẹ có khả năng liếm sạch cho con của mình. Việc này cũng giúp tăng khả năng gắn kết giữa chó mẹ và chó con. Cho nên, trừ khi chó mẹ không thể làm việc này vì chúng quá mệt thì bạn không cần phải can thiệp nhé. Lúc này, bạn có thể hãy dùng nước ấm và khăn mềm lau sạch rồi lau khô lại một lượt để chó con vừa sạch sẽ, lại không bị nhiễm lạnh.

Phải thật cẩn thận khi tắm cho chó con tránh chó bị bệnh dể chết

Cách nuôi chó con mới mở mắt

Khoảng 2 tuần tuổi, chó con có thể mở mắt. Thị giác cũng như thính giác từng bước hoàn thiện. Lúc này chúng đã mạnh dạn hơn và đi được nhiều hơn. Răng sữa mọc vào giai đoạn này. Chúng có thể ăn những thức ăn dạng lỏng như sữa, cháo. Chúng có thể bắt đầu tự đi tiêu, tiểu mà không cần đến sự giúp đỡ của chó mẹ..

Những lưu ý chung về chăm sóc khi chó đẻ

Việc chăm sóc chó trước, trong và sau khi đẻ là việc rất quan trọng. Trong thời gian này, chó mẹ cần được quan tâm và có chế độ chăm sóc đặc biệt. Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn nên cho chúng thăm khám bác sĩ thú ý để giảm rủi ro trong quá trình mang thai và sinh nở.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu tâm đến mặt tình cảm cho chúng. Bạn nên dành thời gian để vuốt ve và âu yếm chúng. Có như vậy, chó mẹ sẽ cảm thấy yên tâm hơn và hạn chế được những tâm lý bất ổn trong suốt quá trình làm mẹ.

Hổ trợ chó mẹ chăm sóc chó con sau sinh để chó con không bị bệnh

Việc chăm sóc chó con mới sinh cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ chủ nhân của chúng. Bạn nên dành thời gian quan sát để phát hiện những dấu hiệu bất thường. Ví dụ như không bú, luôn tách bầy đàn, ngủ hay giật mình… Từ đó, bạn có thể đưa ra những phương án phù hợp cũng như đưa tới bác sĩ kịp thời.

Đối với những chú chó con tách mẹ thì sẽ có cách chăm sóc chó con mới tách mẹ. Bạn nên cho chúng cai sữa mẹ cũng như có những chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học. Những thức ăn mềm và ấm thì thích hợp với những chú chó ở độ tuổi này.

Không nên cho chó con ăn đồ lạnh. Vì thức ăn này có thể làm chó con đau bụng, tiêu chảy dẫn đến không hấp thu được. Ngoài ra, bạn cần đưa chúng đến cơ sở thú y để được tiêm phòng và sổ giun để đảm bảo sức khỏe và phát triển tốt.

Kết luận

Với những thông tin về cách chăm sóc chó đẻ cũng cách chăm sóc chó con mới sinh, hy vọng sẽ giúp các bạn trang bị những kiến thức thật bổ ích để chăm sóc chó cưng của mình nhé.

IUPETS

Iupets là shop thú cưng tại Quận 9 cung cấp các dịch vụ chăm sóc thú cưng cho bạn. Với kinh nghiệm chăm sóc thú cưng và niềm yêu thích về pets, thú cưng của bạn sẽ được chăm sóc tận tình nhất!

Recent Posts

Chó bị rụng lông: Nguyên nhân, điều trị, cách phòng ngừa

Chó thường gặp tình trạng rụng lông, và đây không chỉ là vấn đề sinh…

4 tháng ago

Chó không chịu ăn và những điều bạn cần biết

Việc chăm sóc và nuôi dưỡng chó không chỉ là một trải nghiệm hạnh phúc…

4 tháng ago

Ký sinh trùng máu ở mèo: nguyên nhân và cách điều trị kịp thời

Ký sinh trùng máu ở mèo có thể ẩn chứa nhiều rủi ro mà chủ…

4 tháng ago

Mèo đi ngoài ra máu – lý do, cách chăm sóc

Mèo đi ngoài ra máu là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến…

4 tháng ago

Chó bị nhiễm ký sinh trùng máu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bệnh Babesiosis, hay còn được biết đến là bệnh chó bị ký sinh trùng máu,…

4 tháng ago

Nguyên nhân và cách chữa bệnh chó đái ra máu

Chó đái ra máu, dù là máu loãng hay đặc, đều là dấu hiệu của…

4 tháng ago