Hướng dẫn chăm sóc cho Poodle sau sinh khỏe mạnh

Poodle còn có tên gọi khác là chó săn vịt, được xếp vào diện có một trí thông minh cao hơn nhiều so với các loài giống chó khác, cho nên rất được con người ưa chuộng, làm thú nuôi trong nhà. Tuy nhiên, Poodle cũng giống loài người, nhất là đối với giống cái, khi đến chu kỳ sinh đẻ đều cần một chế độ chăm sóc khoa học và hợp lý, đặc biệt là sau sinh. Bài viết dưới đây, Iupets hướng dẫn chăm sóc cho Poodle sau sinh an toàn và khỏe mạnh. Thông tin gửi đến bạn.

Hướng dẫn chăm sóc cho Poodle sau sinh an toàn và khỏe mạnh

Những triệu chứng thường gặp của Poodle sau sinh

Chăm sóc cho Poodle sau sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chó mẹ và chó con. Bởi vì chó mẹ vừa trải qua một cuộc sinh nở hết sức khó khăn bằng phương pháp sinh thường hoặc sinh mổ. Dẫn đến sức đề kháng trong cơ thể yếu kém, không chống chọi được các tác nhân bên ngoài hoặc sự xâm nhập của vi khuẩn. Chính vì vậy, người chăm sóc cho Poodle cần chú ý những triệu chứng thường gặp sau đây, để kịp thời xử lý cũng như đưa chó mẹ đến gặp bác sĩ thú y:

Tiêu chảy nhẹ

Đây là một triệu chứng thường gặp của Poodle sau vài ngày đầu sinh. Thời gian này, bạn nên chú ý khẩu phần ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn hợp quy cách cho Poodle mẹ sau sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì rất có thể chó mẹ đã mắc một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hoặc do thức ăn không phù hợp với Poodle mẹ trong thời điểm sau sinh.

Biếng ăn tạm thời

Poodle mẹ đã trải qua một quá trình sinh nở tương đối kéo dài nên dẫn đến kiệt sức, làm biếng ăn. Vì vậy, bạn nên để chó mẹ nghỉ ngơi lấy lại sức, không nên ép ăn đến khi Poodle muốn ăn trở lại. Lưu ý: cần cho uống nước thường xuyên, tránh tình trạng mất nước.

Một và 2 ngày đầu Poodle sẽ không ăn hoặc ăn rất ít, nên cho uống nước ấm thường xuyên

Khó thở

Đây có thể là triệu chứng do co thắt tử cung sau sinh, kèm thân nhiêt tăng cao. Bạn đặc biệt phải chú ý triệu chứng này, rất có thể Poodle mẹ sẽ ngạt thở nếu tình trạng này kéo dài và không được xử lý. Bên cạnh đó, thân nhiệt tăng quá cao, dẫn đến chó mẹ bị sốt, làm ảnh hưởng dòng sữa cho Poodle con bú, rất dễ truyền bệnh từ mẹ sang con.

Chảy máu tử cung

Đây cũng là dấu hiệu thường gặp của chó mẹ sau sinh bởi vì do niêm mạc tử cung bị hoại tử, bong ra dẫn đến tình trạng chảy máu ở tử cung. Bạn sẽ nhìn thấy máu này có màu đỏ sẫm hoặc nâu, có mùi hôi do các chất nhầy trong thành tử cung chảy ra khỏi cơ thể chó mẹ.

Chăm sóc cho Poodle sau sinh an toàn và khỏe mạnh

Để chăm sóc cho Poodle sau sinh một cách an toàn và khỏe mạnh là việc không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi người chăm sóc cần có sự kiên nhẫn, quan tâm, luôn bên cạnh chó mẹ trong suốt quá trình sinh nở đến khôi phục sức khỏe của bản thân sau sinh. Các bước cần chăm sóc Poodle như sau:

Bước 1: Cho Poodle mẹ ăn thức ăn dành cho chó con

Sữa của chó mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho Poodle con, chính vì vậy, trong thời gian cho con bú, Poodle mẹ cần ăn những khẩu phần có hàm lượng chứa nhiều protein và canxi. Khi ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cao này, Poodle mẹ sẽ tiết đủ sữa cho các con của mình bú, không để chúng bị đói hoặc khát.

Người chăm sóc cho Poodle sau sinh cần chuẩn bị thức ăn chó mẹ gấp 4 lần so với ngày thường, để chúng tự ăn theo ý muốn của mình. Nếu ép Poodle mẹ ăn khi bản thân không muốn ăn, sẽ gây tâm lý sợ hãi, chán ăn hoặc thậm chí trầm cảm, chán ghét con mình. Trong vòng 1 đến 2 ngày đầu, chó mẹ có thể sẽ không ăn gì hoặc ăn rất ít, vì vậy nên cho uống nước nhiều hơn hoặc hầm nước xương cho chúng uống.

Bước 2: Không nên trộn lẫn thực phẩm bổ sung canxi cùng thức ăn của Poodle mẹ

Khi không có sự chỉ định của bác sĩ thú y thì bạn không nên trộn lẫn thực phẩm bổ sung canxi cùng thức ăn của chó mẹ vào với nhau. Việc làm này sẽ dẫn đến Poodle mẹ mắc bệnh sốt sữa vì nạp quá nhiều canxi vào trong cơ thể.

Triệu chứng của bệnh sốt sữa này làm các cơ bắp của Poodle mẹ căng cứng, run rẩy, có thể dẫn đến co giật. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên vì trong 1 đến 2 tuần đầu, thời kỳ cho con bú, mức canxi trong máu hạ xuống liên tục. Cho nên nếu nghi ngờ chó mẹ bị sốt sữa, yêu cầu bạn phải ngay lập tức gọi bác sĩ thú y hoặc đến các cơ sở gần nhất để cứu chữa kịp thời.

Không nên trộn thức thực phẩm bổ sung canxi vào thức ăn của chó mẹ

Bước 3: Để Poodle mẹ tự đặt thời gian biểu

Trong vòng 1 đến 3 tuần đầu tiên sau khi sinh, Poodle mẹ sẽ rất bận rộn với thời gian chăm sóc như cho bú, giữ ấm và vệ sinh cho đàn chó con của mình. Chúng sẽ không tách li khỏi đàn con trong thời gian này, vì vậy bạn có dẫn chúng ra ngoài đi vệ sinh cũng nên chỉ tầm 5 đến 10 phút.

Bước 4: Cắt tỉa lông cho Poodle

Poodle là giống chó hiếm hoi có lông mọc dài như tóc của con người và xoăn rất nhanh. Chúng không giống như giống chó khác là thay lông định kỳ, cho nên bạn cần cắt tỉa xung quanh đuôi, mắt, hai chân sau. Đặc biệt là các tuyến vú cho Poodle con bú, cần được giữ sạch trước và sau khi sinh. Tham khảo dịch vụ cắt tỉa lông chó mèo để chúng tôi thay bạn chăm sóc nhé!

Bước 5: Kiểm tra tuyến vú Poodle mẹ hàng ngày

Sau khi sinh, chó mẹ phải hàng ngày tiết ra sữa cho chó con bú, dẫn đến một số trường hợp Poodle mẹ sẽ mắc phải bệnh viêm vú. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, chó mẹ rất có thể tử vong trong thời gian này. Triệu chứng của căn bệnh viêm vú là tuyến vú của Poodle mẹ dần chuyển sang màu đỏ hoặc tím, sờ vào thấy cứng, nóng và đau, không giống như bị cương sữa. Nếu có biểu hiện của các triệu chứng trên ngay lập tức phải mang chó mẹ đến cơ sở thú y gần nhất.

Bước 6: Biết rằng Poodle mẹ sẽ có dịch tiết âm đạo

Trong vòng 8 tuần đầu tiên, tính từ thời điểm Poodle mẹ kết thúc quá trình sinh nở, sẽ xuất hiện hiện tượng dịch tiết ra âm đạo. Đây là hiện tượng bình thường sau sinh, dịch tiết này có màu đỏ hoặc nâu, sẽ có mùi hôi nhẹ nên người chăm sóc không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, loại dịch tiết này xuất hiện nhiều sau 8 tuần hoặc có màu vàng, xanh, thậm chí là xám, đặc biệt mùi hôi nồng nặc thì bạn phải đưa Poodle đến bệnh viện thú y ngay lập tức. Đây là một trong những triệu chứng thường gặp của chó mẹ khi bị nhiễm trùng tử cung.

Dịch tiết ra âm đạo có màu đỏ hoặc nâu, mùi hôi nhẹ của Poodle mẹ

Các lưu ý chăm sóc cho Poodle sau sinh

Việc chăm sóc cho Poodle sau sinh an toàn và khỏe mạnh sẽ giúp cho đàn con của chúng cũng phát triển và tránh được một số bệnh tật không mong muốn. Ngoài 7 bước chăm sóc trên thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng chăm sóc cho Poodle sau sinh là rất quan trọng, nó giúp cho cơ thể chó mẹ sản sinh ra một sức đề kháng tốt, chống lại các tác nhân bên ngoài và vi khuẩn gây bệnh. Đem đến cho đàn con của chúng một nguồn sữa dồi dào, thuần túy, đủ chất dinh dưỡng.

Vệ sinh

Bạn nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho Poodle mẹ, đặc biệt là các phần phía dưới như bụng, núm vú và dưới đuôi. Trong khi vệ sinh, bạn nên chuẩn bị nước ấm, lau nhẹ nhàng, tránh làm đau chó mẹ dễ làm chúng nổi cáu và không hợp tác.

Nơi ở

Bạn nên để chó mẹ ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm vừa phải, đặc biệt tránh gió. Nếu nhiệt độ là mùa đông, bạn nên che chắn thật kỹ, không cho gió lạnh vào chúng. Nếu là mùa hè, cần tạo không gian thoải mái, thoáng đãng, tránh ẩm mốc tạo điều kiện vi khuẩn có cơ hội ký sinh trùng lên chó mẹ lẫn con.

Tiếp xúc với con người

Poodle mẹ sau sinh thường nhạy cảm hơn lúc bình thường, vì vậy bạn không nên để người lạ tiếp xúc với chúng. Bạn cũng không nên chơi đùa, tiếp xúc quá nhiều hoặc người thân trong gia đình. Điều này làm chúng mải chơi và có khi quên mất đàn con của mình, không chăm sóc chu đáo.

Trên đây là một số hướng dẫn chăm sóc cho Poodle sau sinh an toàn và khỏe mạnh. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn chăm sóc thật chu đáo cho chó mẹ sau sinh.

IUPETS

Iupets là shop thú cưng tại Quận 9 cung cấp các dịch vụ chăm sóc thú cưng cho bạn. Với kinh nghiệm chăm sóc thú cưng và niềm yêu thích về pets, thú cưng của bạn sẽ được chăm sóc tận tình nhất!

Recent Posts

Chó bị rụng lông: Nguyên nhân, điều trị, cách phòng ngừa

Chó thường gặp tình trạng rụng lông, và đây không chỉ là vấn đề sinh…

5 tháng ago

Chó không chịu ăn và những điều bạn cần biết

Việc chăm sóc và nuôi dưỡng chó không chỉ là một trải nghiệm hạnh phúc…

5 tháng ago

Ký sinh trùng máu ở mèo: nguyên nhân và cách điều trị kịp thời

Ký sinh trùng máu ở mèo có thể ẩn chứa nhiều rủi ro mà chủ…

5 tháng ago

Mèo đi ngoài ra máu – lý do, cách chăm sóc

Mèo đi ngoài ra máu là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến…

5 tháng ago

Chó bị nhiễm ký sinh trùng máu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bệnh Babesiosis, hay còn được biết đến là bệnh chó bị ký sinh trùng máu,…

5 tháng ago

Nguyên nhân và cách chữa bệnh chó đái ra máu

Chó đái ra máu, dù là máu loãng hay đặc, đều là dấu hiệu của…

5 tháng ago